Tất Cả Các Bài Viết

Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Tự “Chẩn Đoán”

Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, chắc hẳn bạn cũng đã có vài lần lên mạng tra cứu về triệu chứng tâm lý mà bạn đang cảm nhận. Tuy việc tra cứu trên mạng có thể giúp bạn nhận diện và tìm hiểu thêm về các rối loạn tâm thần, đôi khi nó lại có hại nhiều hơn là lợi.

Read More
Góc Tìm Hiểu T.S Hương Lê Góc Tìm Hiểu T.S Hương Lê

Vai Trò Của Việc Điều Tiết Cảm Xúc Trong Sức Khoẻ Tâm Lý

Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao cùng một sự việc nhưng có người phản ứng theo chiều hướng tích cực và ngược lại nhiều người khác lại có phản ứng tiêu cực?”. Một trong những cách các nhà tâm lý học sử dụng để lý giải điều này đó là cách chúng ta điều tiết cảm xúc (emotion regulation). "Điều tiết cảm xúc" là một khái niệm khoa học miêu tả sự điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc cá nhân, đặc biệt khi đối mặt với những cảm xúc "lớn" (ví dụ: căng thẳng, tức giận, mất mát, v.v.). Nói một cách khác, việc điều tiết cảm xúc bao gồm việc làm chủ những cảm xúc cá nhân và từ đó có thể giải toả, và đối diện với chúng một cách hiệu quả và tích cực nhất. Vì vậy, cách chúng ta điều tiết cảm xúc có một vai trò quan trọng trong việc duy trì một sức khỏe tinh thần lành mạnh.

Read More
Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Giấc Ngủ và Sức Khỏe Tâm Thần (phần 2): Rối Loạn Mất Ngủ

Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng của giấc ngủ và những hậu quả đến từ việc gián đoạn giấc ngủ. Vì vậy, trong phần này, chúng ta sẽ nói về một loại rối loạn giấc ngủ (sleep disorder) cụ thể - rối loạn mất ngủ (insomnia). Những người có rối loạn mất ngủ thường trằn trọc, ngủ không sâu giấc hoặc có chất lượng giấc ngủ kém ít nhất 3 lần mỗi tuần trong ít nhất 1 tháng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và các hoạt động thường ngày của họ [1]. Các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 30% dân số thế giới có rối loạn mất ngủ.

Read More
Góc Tìm Hiểu Nam Nguyễn Góc Tìm Hiểu Nam Nguyễn

Khả Năng Phân Loại Bị Ảnh Hưởng Như Thế Nào Bởi Đặc Điểm Của Vật Xung Quanh

Phân loại là một quá trình nhận thức cơ bản giúp con người định hình các sự vật họ thường gặp trong cuộc sống bằng cách thiết lập những điểm tương đồng giữa chúng và các sự vật khác mà họ đã gặp trong quá khứ. Khi một sự vật trở nên phức tạp hơn, chúng ta có thể bắt đầu chú ý đến các đặc điểm của đối tượng để kết nối nó với một danh mục một cách chính xác hơn.

Read More
Góc Tìm Hiểu Nam Nguyễn Góc Tìm Hiểu Nam Nguyễn

Ảnh Hưởng Của COVID-19 Đến Cảm Giác Liên Kết Với Những Người Xung Quanh

Đại dịch COVID-19 hạn chế khả năng lên kế hoạch, giao tiếp với những người xung quanh và làm việc của mỗi chúng ta, từ đó giới hạn những nhu cầu cơ bản về tâm lý của con người. Thuyết tự chủ (Self-determination theory - SDT) đề xuất rằng các nhu cầu tâm lý cơ bản là điều kiện cần để con người có được sự tự chủ, xây dựng sự liên kết và đủ khả năng giúp bản thân phát triển và trưởng thành. Từ khi việc giao tiếp cơ thể bị nghiêm cấm trên diện rộng trong thời gian phong tỏa của đại dịch COVID-19, sự liên kết giữa người và người chịu ảnh hưởng đáng kể [1].

Read More
Góc Tìm Hiểu Diệp Linh Góc Tìm Hiểu Diệp Linh

Tổng Quan Về Hành Vi Tự Hại Ở Trẻ Vị Thành Niên

Các hành vi tự hại ở trẻ vị thành niên đang gây ra sự chú ý và quan tâm ngày càng tăng trên toàn thế giới.. Cá nhân thường bắt đầu thực hiện hành vi tự hại vào giai đoạn đầu tuổi vị thành niên, từ 12 đến 14 tuổi thường liên quan đến việc cắt hoặc khắc lên da [1]. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra hành vi tự hại cũng có thể bắt đầu khi trẻ dưới 12 tuổi hoặc trên 14 tuổi [1,2] và họ có thể duy trì hành vi tự hại cho đến tuổi trưởng thành [3].

Read More
Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Giấc Ngủ và Sức Khỏe Tâm Thần (phần 1): Giai Đoạn của Giấc Ngủ

Ai cũng biết ngủ là một cách để chúng ta nạp năng lượng, nhưng bạn có biết là nó cũng rất quan trọng cho sự phát triển của thần kinh, trí nhớ, loại bỏ độc tố trong tế bào, và điều chỉnh cảm xúc hay không [1,2]? Tuy các nhà khoa học vẫn chưa giải mã hết được chức năng của giấc ngủ, họ đều đồng tình đó là giấc ngủ chất lượng tốt là cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh [3]

Read More
Góc Tìm Hiểu Diệu Anh Góc Tìm Hiểu Diệu Anh

Quá Trình Phụ Huynh Hoá – Thay Đổi Từ Cha Mẹ Là Chìa Khóa Chữa Lành

“Tuổi thơ bị đánh mất” là cảnh ngộ chung của những đứa trẻ bị phụ huynh hoá, và những tổn thương tinh thần là điều không thể phủ nhận. Việc nhận diện sớm quá trình phụ huynh hóa sẽ làm giảm những tác động của quá trình này tới trẻ [1]. Tuy nhiên, việc này không dễ dàng có thể đạt được.

Read More
Góc Tìm Hiểu Trân Trần Góc Tìm Hiểu Trân Trần

Trị Liệu Tâm Lý Cho Người Có Rối Loạn Nhân cách Ranh Giới

Trị liệu BPD thường bao gồm một số hình thức của trị liệu tâm lý, và hai liệu pháp tâm lý cho BPD được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất cũng như có nhiều bằng chứng ủng hộ nhất cho đến nay là Liệu pháp Hành vi Biện chứng (Dialectical Behavior Therapy - DBT) và Trị liệu dựa trên Tinh thần hóa (Mentalization-based Therapy - MBT). Hai cách tiếp cận trên sẽ được miêu tả dưới đây

Read More
Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Hỗ Trợ Trị Liệu Bằng Chất Thức Thần (Psychedelics) (phần 3): Trải Nghiệm Ảo Giác

Qua những nghiên cứu định tính, các nhà nghiên cứu đã xác định năm điều thường được đề cập bởi người nhận trị liệu đó là (1) sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân, (2) sự thay đổi nhận thức về bản thân, (3) cảm giác kết nối, (4) trải nghiệm siêu nhiên (transcendental), và (5) sự mở rộng của cảm xúc [3].

Read More
Góc Tìm Hiểu Nam Nguyễn Góc Tìm Hiểu Nam Nguyễn

Xoay (Vật Thể) Trong Tâm Trí: Bộ Não Định Hình Vật Thể Như Thế Nào?

Xoay (vật thể) trong tâm trí là một bài tập tưởng tượng đòi hỏi người tham gia xoay chuyển một kích thích hình ảnh sang một phương hướng khác với phương hướng mà hình ảnh được chiếu cho họ [1]. Khả năng định dạng và xoay vật thể/hình ảnh trong tâm trí giúp con người so sánh diện tích của hai hình đa giác khác nhau trong hình học [3] hoặc hình dung được phương hướng qua việc hình dung ra môi trường xung quanh [2].

Read More
Góc Tìm Hiểu Minh Cao Góc Tìm Hiểu Minh Cao

Lạc Quan, Căng Thẳng và Sức Khỏe Tinh Thần

Một nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư cho thấy rằng bi quan có thể dự đoán được khả năng hình thành những triệu chứng của rối loạn trầm cảm và lo âu sau ba tháng [1]. Kết quả của nghiên cứu phần nào nói lên rằng người bi quan mang những rủi ro hình thành các rối loạn tâm lý nhiều hơn so với người lạc quan. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên đó là căng thẳng [1]. Để làm rõ hơn về vấn đề này, bài viết sẽ bàn đến vai trò của lạc quan và bi quan trong quá trình hình thành và thích nghi với căng thẳng ở con người. Qua đó phần nào lý giải việc tại sao người lạc quan thường có sức khoẻ tinh thần ổn định hơn so với người bi quan.

Read More
Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Hỗ Trợ Trị Liệu Bằng Chất Thức Thần (Psychedelics) (phần 2): Âm Nhạc và Hiệu Quả Lâu Dài

Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về cách thức một buổi trị liệu với sự hỗ trợ của chất thức thần (psychedelics-assisted psychotherapy hay PAP) sẽ diễn ra như thế nào cũng như những lưu ý để đảm bảo an toàn và thành công cho buổi trị liệu đó. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của âm nhạc và hiệu quả lâu dài của PAP.

Read More
Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Hỗ Trợ Trị Liệu Bằng Chất Thức Thần (Psychedelics) (phần 1): Buổi Trị Liệu

Trị liệu với sự hỗ trợ của chất thức thần (psychedelics-assisted psychotherapy hoặc PAP) sử dụng một lượng chất thức thần an toàn để tạo điều kiện cho quá trình làm việc [3]. Trong những nghiên cứu gần đây, cách điều trị này được cho là có hiệu quả để điều trị rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, lạm dụng chất gây nghiện, ý nghĩ tự tử (suicide ideation), và hậu chấn tâm lý (PTSD) [4-9].

Read More
Góc Tìm Hiểu Diệu Anh Góc Tìm Hiểu Diệu Anh

Những Đứa Trẻ Bị Phụ Huynh Hóa - Họ Là Ai?

“Khác với những đứa trẻ khác, Jenny ngồi im lặng trên chiếc ghế trong phòng tham vấn, tay chống cằm và đôi mắt nhìn vô định. Mẹ Jenny đưa em đến đây. […] Lảng tránh ánh mắt của tôi nhưng Jenny trả lời chi tiết và rành rọt những câu hỏi về tình trạng gia đình, những khó khăn mà mẹ em và em đang phải đối mặt. Rất nhiều lần, tôi phải tự nhắc nhở rằng tôi đang nói chuyện với một cô bé 7 tuổi, chứ không phải 37 tuổi. [1]”

Read More
Góc Tìm Hiểu Trân Trần Góc Tìm Hiểu Trân Trần

Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới: Tổng Quan Lâm Sàng

BPD là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa yếu tố di truyền và những trải nghiệm tuổi thơ bất trắc [2]. Theo như mô hình phát triển xã hội sinh học của rối loạn nhân cách ranh giới - một lý thuyết nổi bật nhất về sự phát triển của BPD - mặc dù các triệu chứng của rối loạn này chủ yếu là do di truyền, nhưng chúng chịu ảnh hưởng nặng nề của những nghịch cảnh thời thơ ấu [3]. 

Read More
Góc Tìm Hiểu Tien Tran Góc Tìm Hiểu Tien Tran

Mối Liên Hệ Giữa Ruột Và Não: Nghiên Cứu Cấy Ghép …Phân (Phần 3)

Trong phần trước, chúng ta đã đọc về mối liên hệ giữa căng thẳng và sự rối loạn hệ vi sinh vật và cách chúng có thể liên quan đến rối loạn tâm thần. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem chúng ta nên làm để có hệ vi sinh vật khỏe mạnh và xa hơn nữa là để có sức khỏe tinh thần tốt, nhưng trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về một ca cấy ghép khá kỳ lạ nhưng lại có thể là tiền đề để phát triển một phương pháp điều trị mới.

Read More
Góc Tìm Hiểu T.S Hương Lê Góc Tìm Hiểu T.S Hương Lê

Một Góc Nhìn Đương Đại Về Học Thuyết Gắn Bó Ở Thanh Thiếu Niên

Học thuyết gắn bó, ngay từ khi ra đời, đã trở thành một trong những lý thuyết có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực tâm lý học phát triển. Khởi đầu bằng bộ ba tác phẩm kinh điển của mình - Attachment and Loss - John Bowlby [1,2,3] đã đưa ra ý tưởng rằng con người được sinh ra với một hệ thống tâm - sinh lý bẩm sinh (tức hệ thống hành vi gắn bó) thúc đẩy họ tìm kiếm sự gần gũi với một nhân vật gắn bó (attachment figure), đặc biệt những khi phải đối mặt với các mối đe dọa hoặc tác nhân gây lo sợ bất an. Điển hình cho mẫu nhân vật gắn bó này là người chuyên đảm nhiệm vai trò chăm sóc họ (primary caregiver) - có thể là bố mẹ, ông bà, v.v. Theo thuyết này, “sự gắn bó” (attachment) chỉ mối quan hệ tâm lý giữa đứa trẻ và nhân vật gắn bó của chúng và xuất phát từ nhu cầu được an toàn và bảo vệ của đứa trẻ. Nhu cầu này được mô tả như một bản năng sinh học và nó đặc biệt mạnh mẽ ở giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu, khi một cá nhân chưa trưởng thành và dễ bị tổn thương [4].

Read More
Góc Tìm Hiểu Nam Nguyễn Góc Tìm Hiểu Nam Nguyễn

Quá Trình Hình Thành Bản Sắc Ở Giới Trẻ: Tác Dụng Trái Chiều Của Các Mối Quan Hệ, Cộng Đồng Và Giới Tính

Nghiên cứu tâm lý sau này đã phát triển từ nhận định của Erikson rằng mỗi cá thể đều phải trải qua một cuộc khủng hoảng về bản sắc đến mức độ tận tâm trong cam kết của họ với bản sắc họ có. Quá trình họ định hướng và cam kết với những lựa chọn của mình có thể được phân biệt thành bốn trạng thái bản tính khác nhau: Khuếch tán (Diffusion), Mặc định (Foreclosure), Tìm kiếm (Moratorium), và Hoàn thiện (Identity achievement) [5].

Read More