Tất Cả Các Bài Viết

Góc Cảm Nhận Gin Góc Cảm Nhận Gin

Làm Sao Để Biết Vết Thương Đã Lành?

Có thể nhiều người nghĩ rằng một khi mình đã quên đi chuyện buồn gì đó, thì nghĩa rằng ta đã lành lặn từ tổn thương ấy. Nhưng theo cách hiểu của mình, việc tạm lãng quên thường ám chỉ rằng ta chưa thể đối mặt với tổn thương mà nhét nó vào một chiếc hộp nào đó và cất sâu thật sâu trong hộc tủ của ý thức.

Read More
Góc Cảm Nhận Thuỳ Nguyễn Góc Cảm Nhận Thuỳ Nguyễn

Cách Viết Nhật Ký Mang Lại Lợi Ích Cho Sức Khỏe

Đồ bơi trắng một mảnh. Biển. đi dạo. Tiệm bán quần áo. Chìm. Không biết bơi. Bạn chồng vớt mình. Anh sếp và chị sếp. Con mèo bay thẳng vào đại dương. Chìm. Mình cứu con mèo. Không biết bơi.

Tên giấc mơ: “Lần đầu mém chết đuối”

Đoạn văn trên trích từ quyển nhật ký mình bắt đầu viết lại gần như mỗi ngày kể từ mùa hè năm nay, sau cả năm trời bỏ lửng. 2020 đối với mình là một năm của những tin tức chóng mặt, dồn dập, lo lắng, căng thẳng, mất kiểm soát, chán chường và thất vọng.

Read More
Góc Tìm Hiểu Diệu Anh Góc Tìm Hiểu Diệu Anh

Quá Trình Phụ Huynh Hoá – Thay Đổi Từ Cha Mẹ Là Chìa Khóa Chữa Lành

“Tuổi thơ bị đánh mất” là cảnh ngộ chung của những đứa trẻ bị phụ huynh hoá, và những tổn thương tinh thần là điều không thể phủ nhận. Việc nhận diện sớm quá trình phụ huynh hóa sẽ làm giảm những tác động của quá trình này tới trẻ [1]. Tuy nhiên, việc này không dễ dàng có thể đạt được.

Read More
Góc Tìm Hiểu Trân Trần Góc Tìm Hiểu Trân Trần

Healing Justice: Chữa Lành Vết Thương, Giành Lại Công Lý

Sang chấn tâm lý (tiếng Anh: trauma) là hậu quả có thể xảy ra sau một sự kiện gây tổn thương về mặt tinh thần nào đó, từ thảm họa thiên tai tới những bi kịch do chính con người gây ra. Tùy vào nhiều yếu tố, một số người sau khi trải qua sang chấn có thể phải đối diện với Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (post-traumatic stress disorder, hay PTSD). Theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần, phiên bản thứ 5 (DSM-V), người có PTSD thường liên tục tái trải nghiệm sang chấn qua những hồi tưởng, và luôn luôn dè chừng trước khả năng tái diễn của sự kiện gây sang chấn [1][2]. Nghiên cứu còn cho thấy hậu quả của chấn thương tâm lý không chỉ dừng lại ở một thế hệ, mà nó còn có thể được “lưu truyền” qua nhiều thế hệ tiếp theo.

Read More