Giấc Ngủ và Sức Khỏe Tâm Thần (phần 3): Rối loạn giấc ngủ

Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về rối loạn mất ngủ và những rối loạn tâm thần có liên quan đến loại rối loạn giấc ngủ này. Thế nên trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về mối liên kết giữa những rối loạn giấc ngủ khác và các rối loạn tâm thần phổ biến.

Ngưng thở khi ngủ (sleep apnea hay SA)

Đây là một loại rối loạn thở có liên quan tới giấc ngủ do sự tắc nghẽn của đường hô hấp khi ngủ và ảnh hưởng đến 13% nam giới và 6% phụ nữ ở Mỹ [1,2]. Loại rối loạn này cũng liên quan đến các bệnh như béo phì, tăng huyết áp, và tiểu đường [1]. Vì sự tắc nghẽn đường hô hấp, người có SA thường tự đánh thức chính mình nhiều lần vào ban đêm dẫn tới mất ngủ và sự phát triển của các rối loạn thần kinh [1,3]. Nghiên cứu cho thấy ở những người có SA, khoảng 48% có rối loạn trầm cảm, khoảng 42% có rối loạn căng thẳng sau sang chấn, và 25% tới 30% có ADHD [1,4,5]. 

Chứng ngủ rũ (Narcolepsy)

Những người có chứng ngủ rũ thường cảm thấy rất buồn ngủ vào ban ngày, có những giai đoạn ngủ bất thình lình ngắn, thấy ảo giác khi đang chìm vào giấc ngủ (hypnagogic hallucinations), và bị bóng đè [6]. Những ảo giác này thường là ảo giác về thị giác (tuy nó có thể có liên quan đến những giác quan khác), hơi khác với ảo giác về thính giác thường xuất hiện ở những người có tâm thần phân liệt [7]. Ngoài ra, họ có thể có cataplexy (tạm dịch là sự tê liệt nhất thời) và tạm thời mất kiểm soát của các cơ trên cơ thể do phản ứng cảm xúc mạnh như ngạc nhiên, phấn khích, tức giận, và nhất là cười [6,8]. Những triệu chứng này được cho là do quá trình chuyển đổi từ trạng thái thức qua các giai đoạn ngủ (N1, N2, N3) đến giai đoạn REMS không được ổn định [9]. Thường thì sau 90 tới 120 phút chúng ta mới trải nghiệm đến giai đoạn REMS khi ngủ, nhưng những người có chứng ngủ rũ trải nghiệm giai đoạn này chỉ sau 15 phút sau khi chìm vào giấc ngủ [9]. 

Những người có chứng ngủ rủ thường cho rằng những cảm xúc khi mơ trong giai đoạn REMS như sợ hãi, lo âu, và hạnh phúc được phóng đại, dẫn tới những giấc mơ kì lạ và rất rõ ràng [10,11]. Không những giấc mơ của họ thường tiêu cực hơn người có chứng mất ngủ, mà những giấc mơ đáng sợ và bạo lực còn thường lặp đi lặp lại [6,12]. Vì sự sống động của giấc mơ đó, người có chứng ngủ rũ rất hay nhầm những điều xảy ra trong mơ là hiện thực, nhưng đôi khi họ cũng rất giỏi nhận ra mình đang mơ nên họ thường có lucid dream [13,14]. Lucid dream là những giấc mơ mà người mơ nhận thức được là mình đang mơ. Sự nhận thức này có thể giúp những người có chứng ngủ rũ thay đổi những giấc mơ đáng sợ [6,15]. 

Chứng ngủ rũ cũng có liên quan đến các loại rối loạn tâm thần khác. Ví dụ, những người có chứng ngủ rũ có tỷ lệ phát triển rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cao gấp hai lần người có giấc ngủ khoẻ mạnh [4,16]. Ngoài ra, 53% số người có chứng ngủ rũ có rối loạn lo âu như cơn hoảng loạn (panic attack) và rối loạn ám ảnh xã hội (social phobias) [6,17]. Đây có thể là do những triệu chứng như cataplexy (sự tê liệt nhất thời) và ảo giác khiến người có chứng ngủ rũ cảm thấy như mình bị mất kiểm soát về hành động và thực tế của mình, dẫn tới rối loạn lo âu như rối loạn hoảng sợ (panic disorder) và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive disorder) [9,18,19].

Một rối loạn tâm thần nên được nhắc tới nữa là rối loạn trầm cảm vì ở những người có chứng ngủ rũ, khoảng 57% trong số họ có rối loạn trầm cảm [20]. Các nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ cao là do sự trùng lặp đáng kể của các triệu chứng của hai rối loạn này như giấc ngủ bị gián đoạn, rút lui khỏi xã hội, suy giảm sự chú ý, mệt mỏi, mất niềm vui (anhedonia), rối loạn trương lực cơ và cảm giác tội lỗi [9,19]. Như rối loạn trầm cảm, những người có chứng ngủ rũ cũng hay tăng cân và bị thừa cân [21,22]. Đây có thể là do họ luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày nên ít khi vận động hơn [22]. Một lý do khác có thể là do gián đoạn giấc ngủ ảnh hưởng đến sự điều tiết của nội tiết tố leptin, khiến họ thèm ăn hơn [23]. 

Hội chứng chân không yên (Restless legs syndrome hay RLS)

Đây là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất, với tỷ lệ ước tính từ 2% đến 10% trong dân số [24]. Những người có hội chứng này thường có cảm giác khó chịu ở tay chân khi nghỉ ngơi, khiến họ phải cử động bộ phận đó để cảm thấy đỡ hơn [25]. Vì thế, những người có RLS thường khó chìm vào giấc ngủ, dẫn đến buồn ngủ vào ban ngày và có nguy cơ cảm thấy lo âu và trầm cảm cao [26,27,28]. Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khoẻ của người có rối loạn, các triệu chứng của RLS cũng có thể đánh thức người nằm cùng giường và làm ảnh hưởng đến quan hệ cá nhân [29].

Triệu chứng của hội chứng này cũng thường tệ hơn vào buổi tối khiến các nhà nghiên cứu cho rằng nó có liên quan đến nhịp sinh học [30]. Cường độ của các triệu chứng RLS đạt đỉnh khi nhiệt độ cơ thể giảm, điều này thường xảy ra khi về đêm [31]. Rồi khi nhiệt độ cơ thể tăng vào buổi sáng, cường độ triệu chứng RLS lại giảm [31].

Trong dân số chung, có một số nhóm có nguy cơ phát triển hội chứng này cao hơn những nhóm khác. Ví dụ, RLS được cho là có liên quan đến thiếu sắt và phụ nữ có tỷ lệ có RLS cao gấp đôi so với nam giới [30,32,33]. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là do nhu cầu sắt tăng và sự dao động nồng độ của các nội tiết tố ở phụ nữ mang thai [30,34]. Ngoài ra, hầu hết các cuộc khảo sát đều cho thấy rằng tần suất và mức độ nghiêm trọng của RLS đều tăng theo số tuổi. Như vậy, quá trình thoái hóa thần kinh có thể đóng một vai trò quan trọng trong RLS [35,36]. Những người có thành viên trong gia đình có hội chứng này cũng có 60% phát triển RLS sớm hơn [30].  

Nhiều báo cáo cho rằng tỷ lệ có ADHD ở những người có RLS cao hơn dân số chung và cả ở những người có các rối loạn giấc ngủ khác [4,37,38]. Hơn nữa, những người có triệu chứng của ADHD thường có triệu chứng RLS ở mức độ nghiêm trọng hơn so với những người không không có triệu chứng ADHD [37]. Một vài nhà ngiên cứu cho rằng các triệu chứng ADHD như mất chú ý, tăng động, và giảm tập trung cũng có thể là do các triệu chứng thể chất của RLS [6,37].

Gần đây, nghiên cứu thử nghiệm thuốc chủ vận dopamine (dopamine agonist) cho thấy sự cải thiện của các triệu chứng trầm cảm nhẹ ở những người có RLS đi kèm trầm cảm hoặc rối loạn lo âu, tuy nhiên, dữ liệu về thử nghiệm lâm sàng loại thuốc này vẫn rất hạn chế [39]. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm như SSRI và TCAs cũng rất hay được sử dụng cho người trầm cảm, nhưng chúng cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của RLS [30]. Vì thế, chúng ta nên cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc này để điều trị trầm cảm ở những người có RLS. 

Kết

Tuy rằng hiện giờ giấc ngủ và các rối loạn giấc ngủ đang được rất nhiều nhà nhiên cứu quan tâm, nhưng vẫn còn quá nhiều điều chúng ta chưa thể giải thích hay rút ra kết luận. Thông tin từ những nghiên cứu này cũng được ít người biết tới nên mong là những bài viết này đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về liên hệ giữa giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ và các rối loạn tâm thần khác. 

Biên tập: Thoa Đinh

Minh họa: MUOI


Nguồn tham khảo:

[1] Gupta MA, Simpson FC. Obstructive sleep apnea and psychiatric disorders: a systematic review. J Clin Sleep Med. 2015 Jan 15;11(2):165-75. doi: 10.5664/jcsm.4466.

[2] Peppard PE, Young T, Barnet JH, Palta M, Hagen EW, Hla KM. Increased prevalence of sleep-disordered breathing in adults. Am J Epidemiol. 2013 May 1;177(9):1006-14. doi: 10.1093/aje/kws342.

[3] Khurshid KA. Comorbid Insomnia and Psychiatric Disorders: An Update. Innov Clin Neurosci. 2018 Apr 1;15(3-4):28-32. 

[4] Hvolby A. Associations of sleep disturbance with ADHD: implications for treatment. Atten Defic Hyperact Disord. 2015 Mar;7(1):1-18. doi: 10.1007/s12402-014-0151-0.

[5] Youssef NA, Ege M, Angly SS, Strauss JL, Marx CE. Is obstructive sleep apnea associated with ADHD? Ann Clin Psychiatry. 2011 Aug;23(3):213-24.

[6] Schiappa, C., Scarpelli, S., D'Atri, A., Gorgoni, M., & De Gennaro, L. (2018). Narcolepsy and emotional experience: a review of the literature. Behavioral and brain functions : BBF, 14(1), 19.

[7] Vourdas A, Shneerson JM, Gregory CA, Smith IE, King MA, Morrish E, McKenna PJ. Narcolepsy and psychopathology: is there an association? Sleep Med. 2002 Jul;3(4):353-60. doi: 10.1016/s1389-9457(02)00062-x.

[8] Krahn LE, Lymp JF, Moore WR, Slocumb N, Silber MH. Characterizing the emotions that trigger cataplexy. J Neuropsychiatry Clin Neurosci. 2005 Winter;17(1):45-50. doi: 10.1176/jnp.17.1.45.

[9] Morse AM, Sanjeev K. Narcolepsy and Psychiatric Disorders: Comorbidities or Shared Pathophysiology? Med Sci (Basel). 2018 Feb 15;6(1):16. doi: 10.3390/medsci6010016.

[10] Fosse R, Stickgold R, Hobson JA. Emotional experience during rapid-eye-movement sleep in narcolepsy. Sleep. 2002 Nov 1;25(7):724-32. doi: 10.1093/sleep/25.7.724. 

[11] Fosse R. REM mentation in narcoleptics and normals: an empirical test of two neurocognitive theories. Conscious Cogn. 2000 Dec;9(4):488-509. doi: 10.1006/ccog.2000.0466. 

[12] Lee JH, Bliwise DL, Lebret-Bories E, Guilleminault C, Dement WC. Dream-disturbed sleep in insomnia and narcolepsy. J Nerv Ment Dis. 1993 May;181(5):320-4. doi: 10.1097/00005053-199305000-00008. 

[13] Wamsley E, Donjacour CE, Scammell TE, Lammers GJ, Stickgold R. Delusional confusion of dreaming and reality in narcolepsy. Sleep. 2014 Feb 1;37(2):419-22. doi: 10.5665/sleep.3428. 

[14] Rak M, Beitinger P, Steiger A, Schredl M, Dresler M. Increased lucid dreaming frequency in narcolepsy. Sleep. 2015 May 1;38(5):787-92. doi: 10.5665/sleep.4676.

[15] Voss U, Holzmann R, Tuin I, Hobson JA. Lucid dreaming: a state of consciousness with features of both waking and non-lucid dreaming. Sleep. 2009 Sep;32(9):1191-200. doi: 10.1093/sleep/32.9.1191. 

[16] Lecendreux M, Lavault S, Lopez R, Inocente CO, Konofal E, Cortese S, Franco P, Arnulf I, Dauvilliers Y. Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder (ADHD) Symptoms in Pediatric Narcolepsy: A Cross-Sectional Study. Sleep. 2015 Aug 1;38(8):1285-95. doi: 10.5665/sleep.4910.

[17] Fortuyn HA, Lappenschaar MA, Furer JW, Hodiamont PP, Rijnders CA, Renier WO, Buitelaar JK, Overeem S. Anxiety and mood disorders in narcolepsy: a case-control study. Gen Hosp Psychiatry. 2010 Jan-Feb;32(1):49-56. doi: 10.1016/j.genhosppsych.2009.08.007.

[18] Ohayon MM, Black J, Lai C, Eller M, Guinta D, Bhattacharyya A. Increased mortality in narcolepsy. Sleep. 2014 Mar 1;37(3):439-44. doi: 10.5665/sleep.3470. 

[19] Fortuyn HA, Mulders PC, Renier WO, Buitelaar JK, Overeem S. Narcolepsy and psychiatry: an evolving association of increasing interest. Sleep Med. 2011 Aug;12(7):714-9. doi: 10.1016/j.sleep.2011.01.013.

[20] Daniels E, King MA, Smith IE, Shneerson JM. Health-related quality of life in narcolepsy. J Sleep Res. 2001 Mar;10(1):75-81. doi: 10.1046/j.1365-2869.2001.00234.x. 

[21] Chabas D, Foulon C, Gonzalez J, Nasr M, Lyon-Caen O, Willer JC, Derenne JP, Arnulf I. Eating disorder and metabolism in narcoleptic patients. Sleep. 2007 Oct;30(10):1267-73. doi: 10.1093/sleep/30.10.1267. 

[22] Fortuyn HA, Lappenschaar GA, Nienhuis FJ, Furer JW, Hodiamont PP, Rijnders CA, Lammers GJ, Renier WO, Buitelaar JK, Overeem S. Psychotic symptoms in narcolepsy: phenomenology and a comparison with schizophrenia. Gen Hosp Psychiatry. 2009 Mar-Apr;31(2):146-54. doi: 10.1016/j.genhosppsych.2008.12.002.

[23] García-García F, Juárez-Aguilar E, Santiago-García J, Cardinali DP. Ghrelin and its interactions with growth hormone, leptin and orexins: implications for the sleep-wake cycle and metabolism. Sleep Med Rev. 2014 Feb;18(1):89-97. doi: 10.1016/j.smrv.2013.04.003. 

[24] Ohayon MM, O'Hara R, Vitiello MV. Epidemiology of restless legs syndrome: a synthesis of the literature. Sleep Med Rev. 2012 Aug;16(4):283-95. doi: 10.1016/j.smrv.2011.05.002.

[25] Allen RP, Picchietti DL, Garcia-Borreguero D, Ondo WG, Walters AS, Winkelman JW, Zucconi M, Ferri R, Trenkwalder C, Lee HB; International Restless Legs Syndrome Study Group. Restless legs syndrome/Willis-Ekbom disease diagnostic criteria: updated International Restless Legs Syndrome Study Group (IRLSSG) consensus criteria--history, rationale, description, and significance. Sleep Med. 2014 Aug;15(8):860-73. doi: 10.1016/j.sleep.2014.03.025. 

[26] Winkelmann J, Prager M, Lieb R, Pfister H, Spiegel B, Wittchen HU, Holsboer F, Trenkwalder C, Ströhle A. "Anxietas tibiarum". Depression and anxiety disorders in patients with restless legs syndrome. J Neurol. 2005 Jan;252(1):67-71. doi: 10.1007/s00415-005-0604-7.

[27] Lee HB, Hening WA, Allen RP, Kalaydjian AE, Earley CJ, Eaton WW, Lyketsos CG. Restless legs syndrome is associated with DSM-IV major depressive disorder and panic disorder in the community. J Neuropsychiatry Clin Neurosci. 2008 Winter;20(1):101-5. doi: 10.1176/jnp.2008.20.1.101.

[28] Kallweit U, Khatami R, Pizza F, Mathis J, Bassetti CL. Dopaminergic treatment in idiopathic restless legs syndrome: effects on subjective sleepiness. Clin Neuropharmacol. 2010 Nov-Dec;33(6):276-8. doi: 10.1097/WNF.0b013e3181fd82a1. 

[29] Allen RP, Walters AS, Montplaisir J, Hening W, Myers A, Bell TJ, Ferini-Strambi L. Restless legs syndrome prevalence and impact: REST general population study. Arch Intern Med. 2005 Jun 13;165(11):1286-92. doi: 10.1001/archinte.165.11.1286. 

[30] Guo S, Huang J, Jiang H, Han C, Li J, Xu X, Zhang G, Lin Z, Xiong N, Wang T. Restless Legs Syndrome: From Pathophysiology to Clinical Diagnosis and Management. Front Aging Neurosci. 2017 Jun 2;9:171. doi: 10.3389/fnagi.2017.00171.

[31] Barrière G, Cazalets JR, Bioulac B, Tison F, Ghorayeb I. The restless legs syndrome. Prog Neurobiol. 2005 Oct;77(3):139-65. doi: 10.1016/j.pneurobio.2005.10.007. 

[32] Lee KA, Zaffke ME, Baratte-Beebe K. Restless legs syndrome and sleep disturbance during pregnancy: the role of folate and iron. J Womens Health Gend Based Med. 2001 May;10(4):335-41. doi: 10.1089/152460901750269652.

[33] Neau JP, Porcheron A, Mathis S, Julian A, Meurice JC, Paquereau J, Godeneche G, Ciron J, Bouche G. Restless legs syndrome and pregnancy: a questionnaire study in the Poitiers District, France. Eur Neurol. 2010;64(5):268-74. doi: 10.1159/000321413.

[34] Berger K, Luedemann J, Trenkwalder C, John U, Kessler C. Sex and the risk of restless legs syndrome in the general population. Arch Intern Med. 2004 Jan 26;164(2):196-202. doi: 10.1001/archinte.164.2.196. 

[35] Phillips B, Young T, Finn L, Asher K, Hening WA, Purvis C. Epidemiology of restless legs symptoms in adults. Arch Intern Med. 2000 Jul 24;160(14):2137-41. doi: 10.1001/archinte.160.14.2137.

[36] Ohayon MM, Roth T. Prevalence of restless legs syndrome and periodic limb movement disorder in the general population. J Psychosom Res. 2002 Jul;53(1):547-54. doi: 10.1016/s0022-3999(02)00443-9.

[37] Wagner ML, Walters AS, Fisher BC. Symptoms of attention-deficit/hyperactivity disorder in adults with restless legs syndrome. Sleep. 2004 Dec 15;27(8):1499-504. doi: 10.1093/sleep/27.8.1499

[38] Pullen SJ, Wall CA, Angstman ER, Munitz GE, Kotagal S. Psychiatric comorbidity in children and adolescents with restless legs syndrome: a retrospective study. J Clin Sleep Med. 2011 Dec 15;7(6):587-96. doi: 10.5664/jcsm.1456.

[39] Benes H, Mattern W, Peglau I, Dreykluft T, Bergmann L, Hansen C, Kohnen R, Banik N, Schoen SW, Hornyak M. Ropinirole improves depressive symptoms and restless legs syndrome severity in RLS patients: a multicentre, randomized, placebo-controlled study. J Neurol. 2011 Jun;258(6):1046-54. doi: 10.1007/s00415-010-5879-7.

Previous
Previous

Tự “Chẩn Đoán”

Next
Next

Vai Trò Của Việc Điều Tiết Cảm Xúc Trong Sức Khoẻ Tâm Lý