Phương Thức Học Dựa Trên Vấn Đề Và Dựa Trên Bài Giảng Đối Với Sinh Viên Tâm Lý Học

Phương thức học dựa trên vấn đề và dựa trên bài giảng là gì? Chúng hoạt động như thế nào? Ví dụ?

Đa số các trường đại học thường tổ chức các hình thức học theo bài giảng. Sinh viên phải lên lớp nghe giảng viên giảng để có thể tiếp thu kiến thức. Mặt khác, nhiều trường đại học lại thiết kế các chương trình học dựa trên vấn đề. Cách dạy này đòi hỏi sinh viên tự tìm hiểu kiến thức dựa trên việc giải quyết các vấn đề thực tế, cùng với sự hỗ trợ của trợ giảng và giáo sư. Cả hai phương thức trên có những điểm mạnh và điểm yếu riêng và tuỳ thuộc vào chương trình học và trường đại học. Những thông tin dưới đây hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm và ý kiến cá nhân của hai tác giả.

Phương thức học dựa trên vấn đề

Phương thức giảng dạy dựa trên vấn đề thực tế khác nhau tùy theo chương trình học và đại học. Trên lý thuyết, chúng mình sẽ học theo từng giai đoạn thay vì theo các kì học. Một giai đoạn kéo dài 5 tuần và chỉ học một môn, bao gồm 8 vấn đề khác nhau (9 buổi ví dụ hướng dẫn). Phương thức học này chỉ có thể áp dụng cho những lớp học lý thuyết. Cơ bản là sinh viên sẽ được xếp vào một nhóm nhỏ từ 10-12 sinh viên (tuỳ theo từng giai đoạn) và mỗi ví dụ hướng dẫn sẽ đưa ra một tình huống tượng trưng cho chủ đề mà bạn đang học. Sau đó, cùng sự hỗ trợ của trợ giảng, bạn và những bạn học khác phải cùng nhau thảo luận và đưa ra những tiêu chí học. Tiếp đến, bạn sẽ tự tìm hiểu về vấn đề và họp lại ở một buổi hướng dẫn khác để thảo luận về những thông tin mà bạn tìm hiểu được.

  1. Bài giảng tự chọn: (một lần trên một tuần) thông thường các giáo sư sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề trong các buổi hướng dẫn. Đôi khi sẽ có diễn giả khách mời đến nói chuyện về một số chủ đề thú vị. Nhưng các câu hỏi về những bài giảng này chỉ chiếm số ít trong bài thi.

  2. Ví dụ hướng dẫn: Chúng mình sẽ có các buổi hướng dẫn trước và sau buổi thảo luận nhóm. Sinh viên sẽ phải lên lớp dự các buổi học này hai lần một tuần. Một buổi học có thể kéo dài 3 tiếng. Có 7 bước cho một phương thức học dựa theo vấn đề:

Đầu tiên, bạn sẽ đọc vấn đề và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định các từ vựng mới - Nếu có từ vựng nào bạn không hiểu trong lúc đọc vấn đề, bạn nên nêu lên trong nhóm để các bạn trong nhóm có thể giúp bạn hiểu định nghĩa của các từ đó.

Bước 2: Định nghĩa vấn đề - Đặt ra những câu hỏi liên quan đến tình huống trong vấn đề để giúp hình dung ra vấn đề.

Bước 3: Động não - các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra càng nhiều từ khoá càng tốt để trả lời các câu hỏi đặt ra ở bước 2.

Bước 4: Phân tích vấn đề - từng thành viên sẽ giải thích và phân tích ý tưởng/từ khóa trong bước 3

Bước 5: Tiêu chí học - dựa trên những câu hỏi và ý tưởng thảo luận, mỗi nhóm sẽ đưa ra các tiêu chí học phù hợp. Trợ giảng có thể hướng dẫn các nhóm trong mục này.

Bước 6: Tự học - bạn có thể vào thư viện để tìm câu trả lời cho các tiêu chí học từ một tuyển tập sách mà giáo sư hoặc trợ giảng đã giao vào đầu khóa học.

Bước 7: Sau buổi thảo luận - cả nhóm sẽ tập trung lại vào buổi hướng dẫn tiếp theo và thảo luận về các thông tin mà nhóm tìm hiểu/học được.

3. Bài kiểm tra: Chúng mình chỉ có một bài kiểm tra cuối kỳ. Trong năm nhất và năm hai thì bài kiểm tra sẽ dưới dạng trắc nghiệm.

Khuyến cáo: chúng mình có giáo sư, trợ giảng, và hội đồng thi. Giáo sư sẽ chịu trách nhiệm giảng dạy. Trợ giảng sẽ hỗ trợ trong các buổi hướng dẫn, nhưng họ vẫn sẽ để phần lớn thời gian cho các sinh viên học cùng nhau. Và hội đồng thi sẽ chịu trách nhiệm viết bài kiểm tra. Vì vậy, đôi khi bạn sẽ phải hỏi nhiều người để có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi của bạn.

Phương thức học dựa theo bài giảng

Đối với các phương thức học dựa theo bài giảng, giáo sư thường giao các bài đọc trước mỗi giờ lên lớp. Các bài đọc có chức năng giới thiệu về chủ đề của buổi học. Điểm danh có thể được tính vào một phần điểm, tùy theo quyết định của mỗi giáo sư. Tuy vậy, việc lên lớp là thiết yếu để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả. Tuỳ theo giáo sư, họ có thể giao các bài tập để thay thế cho nội dung bài giảng. Các bài tập có thể bao gồm việc đăng bài lên diễn đàn thảo luận, hỏi đáp một vấn đề, xem phim liên quan đến chủ đề bài giảng hoặc các câu hỏi ngắn về bài học. Kiểm tra sẽ bao gồm một bài kiểm tra ngắn, kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ. Theo hệ thống quý, số lượng bài kiểm tra ngắn có thể khác nhau, nhưng thường thì sẽ có 1-3 bài kiểm tra giữa kỳ và một bài kiểm tra cuối kỳ.

Phương thức dạy dựa theo bài giảng thường được các sinh viên chuộng hình thức học truyền thống ưa thích vì họ có thể đọc bài trước buổi học. Hình thức này cũng thích hợp nếu bạn là người thích học qua hình ảnh/âm thanh và thiên về lý thuyết nhiều. Tuy nhiên, nhiều sinh viên phàn nàn rằng cách học này không cung cấp đủ các ứng dụng thực hành. Vì hình thức học này đặt nặng việc kiểm tra kiến thức, khoá học được thiết kế xoay quanh việc đọc sách giáo khoa, làm bài tập, và dự bài giảng. Vì vậy, một số sinh viên gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài giảng khi họ chỉ tiếp thu thụ động và không được thảo luận nhiều về nó. Điều này khiến nhiều sinh viên nản chí và mất hứng thú với khóa học. Cuối cùng, khi mà việc dự bài giảng là bắt buộc, bạn bị buộc phải lên lớp hoặc điểm số của bạn sẽ bị hạ thấp. Việc phải lên lớp có thể là động lực cho một số sinh viên và cũng có thể là ác mộng đối với một số khác. 

Chẳng hạn như tại đại học California, Irvine, một khoá học nổi tiếng là khóa học Tâm lý 102C: Tâm lý học dị thường (Abnormal Psychology). Lớp học giới thiệu sơ lược về các rối loạn tâm lý và giải thích về các danh mục chẩn đoán cho các rối loạn này dựa trên Hiệp hội Tâm Thần Mỹ. Khi mình dự khóa học vào quý Xuân 2020, lớp học hoàn toàn trực tuyến. Chúng mình có 5 bài kiểm tra: 2 bài kiểm tra ngắn, 2 bài kiểm tra giữa kỳ, và 1 bài kiểm tra cuối kỳ. Giáo sư quay sẵn bài giảng cho sinh viên xem. Sau khi xem bài giảng, chúng mình phải hoàn thành các hoạt động trực tuyến, chẳng hạn như đọc về các tình huống nghiên cứu và bài đăng thảo luận nhóm. Những hoạt động này giúp chúng mình có thể thảo luận sâu hơn về nội dung bài giảng.

Dưới đây là một vài cách để bạn có thể tự học thành công trong các khoá học dựa theo bài giảng:

  1. Đọc đầy đủ các bài đọc về nhà trước mỗi buổi học. Việc này giúp bạn nhanh nắm bắt nội dung bài giảng hơn.

  2. Dự các bài giảng đầy đủ và ghi chép thông tin. Tập trung trên lớp sẽ giúp sinh viên tiếp thu nội dung bài giảng tốt hơn. Riêng bản thân mình, mình rất thích việc xem lại các ghi chú của mình sau giờ học. Việc này giúp mình nhớ lại nội dung bài học, cũng như giúp mình phát hiện ra những điểm mình chưa thực sự hiểu rõ và hỏi lại giáo sư trong giờ office hoặc đăng lên diễn đàn thảo luận trực tuyến. Ngoài ra, mình cũng thường làm các bản tóm tắt bài học để giúp mình nắm các nội dung chính và chuẩn bị cho các bài kiểm tra.

  3. Hoàn thành bài tập về nhà trước thời hạn. Lượng bài tập của các lớp học có thể dồn ách nhanh chóng. Khi bạn hoàn thành bài tập trước thời hạn, bạn sẽ có thời gian rảnh để làm những việc khác. 

Ưu và khuyết điểm?

Ưu điểm

Dựa theo vấn đề

  1. Không bắt buộc phải dự bài giảng

  2. Bạn được quyền lựa chọn cách học và thời gian học, nhất là khi phần lớn thời gian là tự học

  3. Giúp phát huy khả năng giao tiếp khi chúng ta luôn phải tham gia thảo luận nhóm

    Dựa theo bài giảng

  1. Thích hợp với những ai chuộng cách giảng dạy truyền thống

  2. Bạn được biết trước bài cần đọc

Khuyết điểm

Dựa theo vấn đề

  1. Sinh viên mới sẽ dễ bị bối rối với phương thức này

  2. Khi chúng ta có quá nhiều chủ động trong việc học, chúng ta khó có thể tìm ra cách học hiệu quả.

  3. Chúng ta có thể không nắm rõ cách sử dụng các tài nguyên của trường đại học hiệu quả

  4. Cách học này gây nhiều tranh cãi và không phù hợp với tất cả mọi người. Chẳng hạn, vào đầu năm học trước, chúng mình có khoảng 1000 sinh viên học Tâm lý. Tuy nhiên, đến cuối năm học, chúng mình chỉ còn 700 sinh viên. Điều này xảy ra mỗi năm.

    Dựa theo bài giảng

  1. Không đủ ứng dụng thực hành

  2. Có thể gây khó khăn trong việc nắm rõ nội dung bài giảng

  3. Thiếu sự tương tác giữa các sinh viên

  4. Nếu như dự giảng là bắt buộc, bạn sẽ phải lên lớp hoặc điểm số của bạn sẽ bị suy tụt.

Ai nên học theo phương thức dạy dựa trên vấn đề và ai nên học theo phương thức dạy dựa trên bài giảng?

Dựa trên vấn đề:

  1. Nếu như bạn thích cách học mang tính tương tác nhiều hơn

  2. Nếu bạn muốn thử nghiệm một cách học mới

  3. Nếu như bạn là người chủ động và có thể thích nghi được với cách học này.

Dựa trên bài giảng

  1. Nếu như bạn thích học qua hình ảnh/âm thanh

  2. Nếu như bạn thích học thiên về lý thuyết nhiều

Ví dụ về mỗi lớp học và cách tự học tương ứng:

Dựa trên vấn đề:

Các buổi hướng dẫn ví dụ:

Bước 1: Buổi hướng dẫn đầu tiên (trước Buổi thảo luận đầu về vấn đề 1 - bước 1 đến 5)

Bước 2: Tự học - bước 6

Bước 3: Buổi hướng dẫn thứ hai (Buổi thảo luận sau về vấn đề 1 - bước 7 - và buổi thảo luận đầu về vấn đề 2 - bước 1 đến 5) và lặp lại cho đến buổi thảo luận sau về vấn đề 8.

Dựa trên bài giảng:

Bước 1: Đọc các bài đọc được giao trước giờ giảng

Bước 2: Dự giảng và ghi chép thông tin

  1. Xem lại ghi chép sau lớp học

  2. Viết tóm tắt bài học để chuẩn bị cho bài kiểm tra

  3. Nếu có thắc mắc gì về bài học, đến văn phòng của giáo sư để hỏi hoặc đăng câu hỏi lên các diễn đàn thảo luận trực tuyến

Bước 3: Hoàn thành bài tập nhanh chóng

Liên hệ những gì học được vào trong việc giải bài tập

Mỗi cách học có các ưu/nhược điểm khác nhau. Hơn nữa, mỗi sinh viên chuộng một phương thức học khác nhau, tùy theo điểm mạnh của mỗi người. Bất kể là cách nào, điều tốt nhất bạn có thể làm là dành hết sức mình, chăm chỉ đọc/học bài, và tìm hiểu sâu về nội dung bài học. Chúng mình hi vọng bài viết này có thể cung cấp cho các bạn một cái nhìn bao quát hơn về điểm khác nhau giữa hai hình thức học Tâm lý trên.

Biên tập: Thoa Đinh

Biên Dịch: Thi Bùi

Previous
Previous

Những vết sẹo có ích? Có nhất thiết phải “rút-ra-một-điều-gì-đó” từ những tổn thương tâm lý?

Next
Next

Sang Chấn Tâm Lý 101