Âm Nhạc Là Tiếng Nói Của Tâm Hồn - Tại Sao Trị Liệu Âm Nhạc Quan Trọng

image1.jpg

Chào mọi người! Tôi là Greta và tôi lớn lên ở Lithuania nhưng lại dành phần lớn thời gian học tập tại Scotland. Từ thời trung học, tôi đã tò mò về tâm lý con người. Cùng lúc đó, tôi cũng đầu tư thời gian vào việc học chơi violin và piano. May mắn thay, ở Scotland, bạn có thể học hai ngành song song với nhau và đó là ngành tôi đã chọn để học - Tâm lý và Âm nhạc. Mọi người thường hỏi mình: “Thế rồi bạn tính làm gì? Trị liệu âm nhạc à?”. Vào thời điểm đó, tôi chưa biết trị liệu âm nhạc là gì. Như nhiều người khác, tôi cho rằng trị liệu tâm lý chỉ là một phát minh không có cơ sở dựa trên việc nghe nhạc để cải thiện sức khỏe. Chẳng ai ngờ rằng chỉ vài năm sau đó, tôi đã quay lại tìm hiểu về trị liệu âm nhạc và được chứng nhận là một chuyên gia trị liệu âm nhạc. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một vài điều tôi học được về trị liệu âm nhạc và phương thức hoạt động của nó.

Hãy cùng tìm hiểu nghĩa của từng từ trong cụm từ trị liệu âm nhạc, bắt đầu với chữ âm nhạc. Âm nhạc có khả năng tác động sâu sắc đến con người ngay từ những ngày đầu khi còn là em bé. Âm nhạc xây dựng nên danh tính và nhận thức của chúng ta về bản thân và giúp chúng ta liên hệ mình với người xung quanh, phản ánh và xử lý cảm xúc của chúng ta [1][2][3]. Hãy dừng lại và chiêm nghiệm xem âm nhạc là gì đối với bạn? Liệu một nhịp thở, một cử động, một giọng nói có thể được xem là âm nhạc? Trong khoá học về trị liệu âm nhạc, tôi đã  có cơ hội được nhìn nhận lại  về định nghĩa âm nhạc qua việc ứng biến với các nhạc cụ qua những phương thức không truyền thống: hát những bài hát tự chế, khám phá những khả năng diễn đạt của một phím piano, dùng âm nhạc để phản ánh những cung bậc cảm xúc khác nhau, và có những cuộc đối thoại qua âm nhạc với các bạn học khác. Mục đích của tất cả những bài tập này là để thách thức những giả định của chúng ta về âm thanh của âm nhạc và trân trọng những giá trị thuần tuý của âm nhạc như là khả năng diễn đạt và giao tiếp. Qua những thí nghiệm trên, tôi nhận ra rằng một nhịp trống lớn hay một chuỗi những nốt nhạc nhẹ trên phím piano phản ánh và diễn giải rất nhiều về trạng thái cảm xúc của tôi trong một ngày: dù cho là tôi cảm thấy tự tin, tinh nghịch, hay ngại ngùng và yếu mềm. Sáng tác âm nhạc cốt yếu có tiềm năng phát huy sự sáng tạo và vui đùa của mỗi người - những yếu tố phản ánh rất nhiều về thế giới nội tâm của chúng ta [4][5]. Dù vậy, bạn không cần biết chơi nhạc cụ để có thể tham gia trị liệu âm nhạc.­­ Vì thế, âm nhạc trong trị liệu âm nhạc là công cụ truyền tải và khám phá của thế giới nội tâm, dù cho ở bất kỳ độ tuổi, trình độ, và hoàn cảnh nào [6][7][8].

RC3.jpg

Bây giờ chúng ta sẽ cùng khám phá từ trị liệu. Tương tự như những phương pháp trị liệu tâm lý khác, mối quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ là cốt lõi của việc trị liệu âm nhạc [9][10]. Một trong những mục đích trị liệu là thiết lập mối quan hệ tin tưởng mà khách hàng có thể cảm thấy an toàn và được trân trọng, nhằm nâng cao khả năng hình thành những thay đổi tích cực về mặt cảm xúc, tri thức, và hành vi ở khách hàng [11]. Hãy liên tưởng đến một dự án nhóm: dù cho đề tài có thú vị như thế nào hay các phương tiện diễn đạt của bạn có tốt như thế nào đi nữa, sự thành công của dự án vẫn tuỳ thuộc phần nhiều vào mức độ hợp tác, sự đồng tình về mục tiêu, và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Tương tự như vậy, trong trị liệu âm nhạc, thân chủ và nhà trị liệu cần cùng tham gia vào việc sáng tác âm nhạc, qua đó bộc lộ được những đường lối hành vi, trải nghiệm cảm xúc, và những quá trình tâm lý ẩn sâu [12]. Những điều này có thể được khám phá và cải thiện qua sự hợp tác hỗ trợ với một chuyên gia trị liệu âm nhạc đủ tiêu chuẩn. Trên thực tế, hình thức tiếp cận liên hệ như trên là điều mấu chốt khiến trị liệu âm nhạc là phương thức can thiệp tâm lý lâm sàng sử dụng âm nhạc làm công cụ hỗ trợ  trị liệu cho thân chủ về mặt tâm lý, cảm xúc, tri thức, thể chất, giao tiếp, và nhu cầu xã hội [13].

Để cho các bạn trải nghiệm một chút về cách hoạt động của trị liệu âm nhạc, tôi muốn chia sẻ về kinh nghiệm thực tập của tôi với một cậu bé tại một trung tâm giáo dục đặc biệt. Cậu bé được giới thiệu tham gia trị liệu âm nhạc vì có “những hành vi nghịch phá trong lớp học” và “khó khăn trong việc giao tiếp và chia sẻ với các bạn cùng lớp". Sự hiện diện của cậu trong nhóm nhanh chóng gây sự chú ý ở mỗi buổi gặp: cậu gây ra những tiếng động lớn và nhanh trên các nhạc cụ khác nhau, ngay cả khi là của người khác, khiến cho họ lùi đi chỗ khác. Nhịp điệu của cậu nhanh, tràn trề sức sống và không bao giờ ngưng trong suốt buổi gặp, khiến cho tôi thường cảm thấy choáng ngợp và không thể bắt cậu ngồi yên. Sau vài tuần tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng cậu quan tâm rất kỹ về cấu trúc của mỗi nhạc cụ (cây đàn ghi-ta, piano, hay cái trống) và muốn biết chúng “tốt" hay “xấu". Cậu cũng bắt đầu chơi những giai điệu trái nghịch nhau, đôi khi là những giai điệu lớn, chói tai, nhưng đôi khi lại là những giai điệu nhẹ nhàng, chậm và truyền cảm. Cứ như là cậu đang muốn khám phá bản tính con người thông qua các nhạc cụ. Dưới sự giám sát lâm sàng, phản ảnh bản thân, và tìm hiểu về tiểu sự của cậu bé, tôi bắt đầu tự hỏi rằng liệu có phải là cậu bé đang cố gắng xử lý những trải nghiệm cảm xúc của mình và khẳng định bản thân qua việc chơi các nhạc cụ. Từ đó trở đi, những cuộc hội thoại qua âm nhạc hay lời nói của chúng tôi đều tập trung vào việc phản ánh nhận thức về bản thân của cậu và kiểm soát những cảm xúc phức tạp như là tức giận, hứng khởi, và thất vọng. Đến khi trị liệu kết thúc, cậu đã có thể kiểm soát cho nhịp điệu của mình chậm lại, có thể tham gia vào các cuộc hội thoại âm nhạc hay lời nói dài hơn, và có thể chịu được việc chơi cùng với các bạn khác. Câu chuyện này và nhiều câu chuyện lâm sàng khác đã dạy tôi rằng “âm nhạc" trong trị liệu âm nhạc có thể mang âm hưởng khác với những gì mà mọi người thường nghĩ về “âm nhạc". Những điều mà khách hàng trao đổi thông qua âm thanh, lời nói, và hành động đều bộc lộ được những khó khăn trắc trở của họ. Tìm hiểu những điều này thông qua một mối quan hệ điều trị hỗ trợ có thể dẫn đến những phát triển về các mối liên hệ và tạo điều kiện cho các thay đổi được xảy ra.

Với bài viết này, tôi mong làm sáng tỏ cho mọi người một chút về trị liệu âm nhạc và cách thức hoạt động của nó, tập trung chủ yếu vào khía cạnh ứng biến và tâm động học của phương pháp trị liệu này. Tuy nhiên,vẫn còn rất nhiều khía cạnh để nói về trị liệu âm nhạc do còn rất nhiều cách tiếp cận khác tới phương pháp trị liệu này. Để có một cái nhìn sâu hơn về trị liệu tâm lý, tôi xin giới thiệu quyển sách “Trị liệu tâm lý: Những ghi chú thân mật" của M.Pavlicevic [14].


Biên tập: Kathy Đỗ & Hương Lê

Dịch: Thi Bùi

Thiết kế & Minh hoạ: Greta Cydzikaite & Giang Nguyễn


Nguồn tham khảo:

[1] Panksepp, Jaak and Trevarthen, Colwyn. “The neuroscience of emotion in music”. In Communicative Musicality: Exploring the Basis of Human Companionship, edited by Stephen Malloch and Colwyn Trevarthen, 105–146. Oxford University Press 2009.

[2] Juslin, Patrik N. and Sloboda, John. A. Series in Affective Science. Handbook of Music and Emotion: Theory, research, applications. Oxford University Press, 2010.

[3] Stern, Daniel N. Forms of Vitality: Exploring Dynamic Experience in Psychology, the Arts, Psychotherapy, and Development. Oxford university Press: Oxford, 2010.

[4] Bruscia, Kenneth, E. The Dynamics of Music Psychotherapy. Gilsum, NH: Barcelona, 1998.

[5] Hiller, James. “Aesthetic foundations of music therapy: music and emotion”. In Music Therapy Handbook, edited by Barbara L. Wheeler, 29-39. The Guildford Press: London, 2015. 

[6] Geretsegger, Monika, Elefant, Cochavit, Mössler, Karin, A., and Gold, Christian. “Music therapy for people with autism spectrum disorder”. Cochrane Database System 2014. CD004381. doi: 10.1002/14651858.CD004381.pub3.

[7] McDermott, Orii, Orgeta, Vasiliki, Ridder, Hanne Mette, and Orrell, Martin. “A preliminary psychometric evaluation of Music in Dementia Assessment Scales (MiDAS)”. International Psychogeriatrics 26 (2014): 1011–1019. doi: 10.1017/S1041610214000180.

[8] McConnell, Tracey and Porter, Sam. “Music therapy for palliative care: A realist review”. Palliative and Supportive Care, 15, no. 4 (2017): 454-464. doi:10.1017/S1478951516000663.

[9] Bordin, Edward. S. “The generalizability of the psychoanalytic concept of the working alliance”. Psychotherapy: Theory, Research & Practice, 16, no. 3 (1979): 252–260. https://doi.org/10.1037/h0085885.

[10] Silverman, Michael J. “Music Therapy and Therapeutic Alliance in Adult Mental Health: A Qualitative Investigation”. Journal of Music Therapy, 56, no. 1, (Spring 2019): 90–116. https://doi.org/10.1093/jmt/thy019.

[11] Barbara L. Wheeler, ed. Music Therapy Handbook. The Guilford Publications: London, 2015.

[12] Trondalen, Gro. Relational music therapy: and intersubjective perspective. Barcelona Publishers, 2016.

[13] “What is music therapy”, BAMT, last modified 2017, https://www.bamt.org/music-therapy/what-is-music-therapy.html#:~:text=Central%20to%20how%20music%20therapy,the%20music%20is%20often%20improvised.

[14] Pavlicevic, Mercedes. Music Therapy: Intimate Notes. Jessica Kingsley Publishers: London, 1999. 

Hình ảnh:

[1] “How Music Therapy Can Get Your Class Working In Harmony”, Lloyd Burgess, last edited 29th June 2016, https://www.teachwire.net/news/how-music-therapy-can-get-your-class-working-in-harmony.

[2] “Music Therapist”, http://www.weds.wales.nhs.uk/music-therapist.

[3] “5 Suggestions for Using Rhythm in Music to Assist Movement”, Anjay Stelino, last edited 4th December 2015, https://www.friendshipcircle.org/blog/2015/12/04/suggestions-for-using-rhythm-in-music-to-assist-movement/

[4] “Music Therapy and Dementia Care in 21st Century: Conference Programme September 4-6, 2015”, https://www.scribd.com/document/343169799/Music-Therapy-and-Dementia-Prog-and-Abstracts.

Greta Cydzikaite

Nhà trị liệu âm nhạc

Previous
Previous

Trầm Cảm – Những Điều Cần Biết

Next
Next

Mình Đã Tách Bản Thân Ra Khỏi Gia Đình